Tổ chức Tết trung thu VinHome Bên Đoan Hạ Long Quảng Ninh

 Tết Trung Thu là ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Đây còn được coi là Tết thiếu nhi vì vào ngày này các em thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh Trung thu – loại bánh đặc trưng chỉ có vào dịp này. Người ta cũng tổ chức  bày cỗ, trông trăng vào đêm rằm tháng 8.

 Thời trước, khi đêm xuống và trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.


Sân khấu trung thu tập đoàn Vinhomes Dragon Bay

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Theo phong tục người Việt ta, cỗ mừng Trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Người ta cũng mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô… Đây là dịp để thể hiện tình thương yêu của mỗi người cho người mình thương yêu, cũng là lúc con cái quây quần bên cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn, sự thấu hiểu đối với bật cha mẹ của mình. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Sân khấu trung thu tập đoàn Vinhomes Dragon Bay

Rước đèn

Đây là hoạt động thường thấy và đặc trưng nhất của ngày lễ Trung thu tại Việt Nam. Ở những thôn quê, vùng nông thôn nhỏ, trẻ em cùng nhau xách đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Nếu bạn từng ở vùng thôn quê yên bình, có lẽ sẽ không quên hình ảnh một đám trẻ xếp hàng dọc dài cầm lồng đèn đi dạo khắp xóm làm sáng cả đoạn đường. Những chiếc đèn thường được người lớn làm nên. Họ cũng thường phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Múa lân

Ngoài dịp lễ Tết Nguyên đán, múa lân cũng là một nét rất đặc sắc trong đêm Trung thu. Đây là hoạt động thường diễn ra ở các trường học, đình thần hay các nơi tụ tập đông người.Vì thế vào dịp này, các trường mẫm non, tiểu học sẽ mời đoàn lân về góp vui vài tiết mục cho đêm Trung thu thêm sôi nổi. Múa lân sẽ diễn ra vào cả hai đêm 15 và 16 âm lịch, Sẽ dễ dàng nhận ra rằng ở đâu có múa lân sẽ có rất đông khán giả tập hợp xung quanh, và đám trẻ con sẽ là thành phần đông nhất. Đây là bộ môn nghệ thuật rất được trẻ em thích thú. . Như đã đề cập, con lân tượng trưng cho điềm lành, sự hoan hỷ và tài lộc và là nét riêng trong ngày lễ Trung thu. 

Làm mâm cỗ

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình. Mâm cỗ sẽ không quá chú trọng vào mâm cúng mặn như các dịp lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Song song với đó là các vật dụng để cúng kiếng như hương (nhang), đèn cầy,.. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Làm đồ chơi Trung thu

Nếu là người dân Sài Gòn có lẽ bạn sẽ không xa lạ với con phố lồng đèn Lương Nhữ Học, một nơi sáng đèn ấm cúng vào mỗi dịp lễ Trung thu. Đó là một ví dụ rất rõ về nét đẹp làm đồ chơi Trung thu vẫn còn lưu giữa đến ngày nay. Đèn ông sao, mặt nạ, lồng đèn và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu, ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy cứng, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: Đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, siêu nhân...

Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại mặt nạ hay lồng đèn đều được làm bằng nhựa mỏng, thay thế đèn cầy trong các lồng đèn bằng pin nên đã không còn tính mỹ thuật qua sự mộc mạc, giản dị như thời trước.

Gian hàng trưng bày tại Hạ Long

Ăn bánh

Một nét đặc trưng khác trong ngày lễ này chính là bánh Trung thu. Tùy vào công thức làm vỏ bánh, chúng ta có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh trung thu ngày càng đa dạng bởi các xưởng bánh đã sáng tạo ra các loại nhân bánh mới khi kết hợp nhiều loại thực phẩm, thành phần khác nhau. Có thể thấy các loại phổ biến hiện nay như nhân thập cẩm, khoai môn, đậu xanh…

Loại bánh này đặc biệt chỉ xuất hiện trong này Tết Trung thu. Vào ngày này, người Việt ta thường quay quần bên gia đình, cắt bánh chia sẻ cho nhau, cùng nhâm nhi với tách trà ấm và cùng nhau trò chuyện. Vì thế, người dân cũng hay gọi Trung thu là ngày Tết Đoàn viên.

Biếu, tặng quà

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần. Thường các phần quà sẽ được biếu cho cha mẹ, thầy cô giáo, những người bạn biết ơn hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Việc biếu quà vào ngày này được coi như thay thế lời cảm ơn, cầu chúc người được tặng có được những điều ấm áp, vui vẻ trong cuộc sống. Đây là một việc làm có ý nghĩa, đầy nhân văn của người Việt trong thời kì con người đang dần thờ ơ với cuộc sống như hiện nay.



Share on Google Plus

About sukienquangninh.com

Mời bạn bình luận bằng Tiếng Việt có dấu và sử dụng ngôn ngữ lịch sự.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét