Từ xuất khẩu vỏ điệp...
Con điệp (còn gọi là con điềm điệp) là một loài nhuyễn thể, hiện có ở hầu khắp các xã, phường có biển của TX Quảng Yên. Vào mùa vụ, người dân ở đây có thể đánh bắt được hàng tạ điệp/người/ngày. Ruột điệp được sử dụng làm thức ăn; vỏ thì bỏ đi, ước tính hàng trăm tấn/năm/xã, phường. Vì thế, nếu không có cách xử lý hiệu quả thì ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Phòng tranh bột điệp của anh Ðinh Công Tuyến (thôn 5, xã Hiệp Hòa, TX Quảng Yên). Phòng tranh bột điệp của anh Ðinh Công Tuyến (thôn 5, xã Hiệp Hòa, TX Quảng Yên). Vài năm trước, anh Ðỗ Văn Chí (xóm Ðông, xã Liên Vị) có chuyến sang Trung Quốc tham quan du lịch và phát hiện ra có rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ điệp, được bán với giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tiền Việt; trong khi đó vỏ điệp ở quê anh chỉ là rác. Ý tưởng làm giàu từ vỏ điệp của anh được nảy ra ngay sau chuyến xuất ngoại đó. Anh bỏ thời gian tìm hiểu học cách sơ chế vỏ điệp, mở xưởng khai thác, thu mua vỏ điệp. Hiện cơ sở của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động, tạo việc làm cho hàng trăm lao động khác của địa phương vào lúc nông nhàn từ khai thác vỏ điệp. Mỗi năm cơ sở của anh xuất khẩu hàng nghìn tấn nguyên liệu vỏ điệp sang Trung Quốc, để họ làm rèm cửa, đèn chùm...
Phòng tranh bột điệp của anh Đinh Công Tuyến
...Ðến làm tranh bột điệp
Ðầu năm nay, một sản phẩm từ vỏ điệp được Phòng Kinh tế TX Quảng Yên đưa ra với mục tiêu xây dựng thành sản phẩm OCOP. Ðây là sản phẩm tranh bột điệp của anh Ðinh Công Tuyến (thôn 5, xã Hiệp Hòa). Anh Tuyến hiện là giáo viên dạy môn Mỹ thuật của Trường THCS Sông Khoai. Năm học 2015-2016, anh cùng 2 học sinh Trường là Nguyễn Thị Hoài và Ðinh Ðức Dương đưa Dự án “Gia công bột điệp tạo tấm ép trang trí từ bột điệp” tham gia cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học, giành giải nhất cấp tỉnh, giải ba toàn quốc. Trong gian phòng tranh của anh Tuyến la liệt các bức tranh bột điệp được vẽ, như tranh phong cảnh, tranh dân gian tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai)..., do khách hàng đặt. Anh Tuyến bảo: “Ở Trung Quốc họ dùng vỏ điệp để làm tranh khảm điệp. Ở nước ta cũng đã có làng nghề khảm vỏ điệp vào các bộ tràng kỷ, nhưng các sản phẩm này thường chỉ dùng một phần của con điệp, nên phần còn lại vẫn là nguồn rác thải lớn. Những sản phẩm khảm lại không tạo ra được mầu sắc đa dạng, nên không phù hợp với sở thích của mọi tầng lớp, không làm được nhiều và việc dùng vỏ điệp cũng rất ít”. Cũng theo anh Tuyến, sản phẩm tranh bột điệp chưa thấy ở đâu làm, rất có thể mới chỉ có ở Quảng Ninh. Việc làm tranh tận dụng được toàn bộ con điệp, vì chúng được nghiền ra thành bột trước khi làm. Màu sắc của tranh rất sinh động, giống như tranh bột màu hay tranh sơn mài, nên phù hợp với thị hiếu của nhiều người. Loại tranh này có độ bền cao vì không co ngót, không thấm nước. Ngoài làm tranh, vỏ điệp nghiền còn làm được tấm ép trang trí. Sản phẩm của anh Tuyến đang đăng ký bản quyền và chờ được công nhận là sản phẩm OCOP. Nếu thành công và có quảng bá tốt, tranh sẽ tiêu thụ được nhiều. Từ đó có thể hình thành được làng nghề, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, lại giải tỏa nỗi lo về rác thải ở TX Quảng Yên. Hiện phòng tranh của anh Tuyến mới chỉ sản xuất nhỏ lẻ, do anh chưa đăng ký được bản quyền, và công việc chính của anh vẫn là dạy học. Anh Tuyến đưa ra ý tưởng, tranh bột điệp sẽ là sản phẩm du lịch của TX Quảng Yên và của tỉnh, để bán cho du khách làm quà kỷ niệm. Nhiều Việt kiều về thăm quê rất thích mua tranh bột điệp để làm quà.
Ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế TX Quảng Yên, nhận định: Tranh bột điệp và tấm ép trang trí từ bột điệp nếu được phát triển tốt sẽ góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương lúc nông nhàn, hình thành thói quen của người dân địa phương gom nhặt vỏ điệp, tránh vất bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay Công ty Trúc Lâm Travel & Event va BamBoo Media đã hỗ trợ chủ đầu tư dự án Tranh bột điệp và tấm ép trang trí bằng bột điệp công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Bắc việc làm này, Trúc Lâm sẽ xây dựng hệ thống website quảng bá và bán hàng trực tuyến, đăng kí bản quyên thương hiệu.
Tới đây Trúc Lâm sẽ đưa sản phẩm tranh bột điệp vào hệ thống sản phẩm cung cấp chính của doanh nghiệp.
Mặc dù hiện nay còn nhiều bộn bề nhưng dự báo tranh bột điệp sẽ là hướng đi tốt của các làng nghề thủ công tại Quảng Yên.
Hiện nay Công ty Trúc Lâm Travel & Event va BamBoo Media đã hỗ trợ chủ đầu tư dự án Tranh bột điệp và tấm ép trang trí bằng bột điệp công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Bắc việc làm này, Trúc Lâm sẽ xây dựng hệ thống website quảng bá và bán hàng trực tuyến, đăng kí bản quyên thương hiệu.
Tới đây Trúc Lâm sẽ đưa sản phẩm tranh bột điệp vào hệ thống sản phẩm cung cấp chính của doanh nghiệp.
Mặc dù hiện nay còn nhiều bộn bề nhưng dự báo tranh bột điệp sẽ là hướng đi tốt của các làng nghề thủ công tại Quảng Yên.
Công Thành/ theo Báo Quảng Ninh
0 nhận xét :
Đăng nhận xét